Chào các bạn, đây là sẽ là điểm cơ bản để bạn bắt đầu với hành trình smarthome của mình.

Smarthome làm được gì

Điều khiển từ xa

Điều khiển bóng đèn, TV, tủ lạnh, máy lạnh, quạt... từ bất kì nơi đâu, cả khi bạn trong nhà lẫn khi bạn ra ngoài đường. Lỡ bạn có quên tắt gì đó khi đi làm, hoặc chỉ đơn giản là lười đi tìm remote, thì smarthome sẽ giúp bạn giải quyết sự lười của mình.

Điều khiển bằng giọng nói

Một phần quan trọng của smarthome hiện đại là điều khiển được bằng giọng nói, chứ không lẽ lúc nào cũng phải kè kè cái điện thoại kế bên mình sao? Hiện đa số hệ thống smarthome chỉ điều khiển được bằng tiếng Anh, tiếng Việt có lẽ cuối năm nay mới có.

Tự động hóa

Smarthome không chỉ là điều khiển tắt bật từ xa, nó còn phải thông minh, tự động phản ứng theo các tình huống như: mở cửa thì đèn phải tự bật, có người trong nhà thì mở máy lạnh, đi ra ngoài thì tắt đi, hoặc bật nhạc một phòng thì các phòng khác bật theo

2 cách kết nối mạng của thiết bị smarthome

Wi-Fi
Wi-Fi

Các thiết bị gia dụng sẽ vào thẳng smarthome và kết nối đến Internet, không cần qua cục trung gian nào.

Zigbee
ZigBee và kết nối tầm gần khác

Những thiết bị quá nhỏ, quá mỏng như cảm biến mở cửa, cảm biến nhiệt độ... không có khả năng tích hợp được module Wi-Fi, hoặc dùng Wi-Fi quá hao điện, thì sẽ dùng các kết nối như ZigBee hay LoRa để giao tiếp và truyền tín hiệu về một cục trung tâm. Cục trung tâm này có Wi-Fi và sẽ gửi tiếp tín hiệu ra Internet.

Hệ sinh thái smarthome có những gì

Lưu ý rằng đồ smarthome có những thiết bị kết nối trực tiếp được vào Wi-Fi, ví dụ như bóng đèn, loa thông minh, robot quét nhà. Nhưng cũng có những món cần cục trung tâm mới chạy được do chúng dùng giao tiếp ZigBee để kết nối với cục trung tâm, rồi từ cục này mới vào Wi-Fi

Các hệ sinh thái phổ biến

3 hệ sinh thái quan trọng nhất

3 anh chàng dưới đây được 3 hãng lớn chống lưng. Khi dùng 1 trong 3 hệ sinh thái dưới đây, bạn có thể mua đồ của nhiều hãng khác nhau cho căn nhà, không nhiết thiết phải cùng chuẩn gì cả. Miễn là những món đồ đó hỗ trợ các logo bên dưới là bạn có thể điều khiển được chúng chỉ từ 1 app duy nhất.

Ví dụ: bạn có thể mua đồ Xiaomi, sau đó link đồ Xiaomi lên Google Home. Thậm chí bạn có thể mua đồ Philips, Samsung SmartThings, sau đó link với Alexa chẳng hạn.

Tự động hóa: để smarthome làm bạn sướng

Nếu chỉ bật tắt từ xa thôi thì chán lắm, một căn nhà thông minh đúng nghĩa còn phải giúp bạn tự động hóa một hoặc nhiều thao tác thường ngày, để bạn ít phải đụng tay chân hơn. Tự động hóa là chìa khóa quan trọng, bạn có thể làm những việc như cài cho cảm biến phát hiện cửa mở thì tự bật đèn, khi bạn về gần tới nhà thì tự bật sẵn máy lạnh...

Đa số các app smarthome hiện nay đều hỗ trợ automation, ví dụ bên dưới là công cụ automation trên app Xiaomi

Các bài bạn nên tham khảo

Những bài chia sẻ kinh nghiệm, hỏi đáp này này sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể, thực tế hơn về một vài món đồ bạn có thể mua để bắt đầu lắp đặt smarthome cho mình

Nâng cao để kiểm soát nhiều thứ hơn

Nếu cảm thấy các giải pháp có sẵn không làm bạn hài lòng, automation không đủ mạnh, kết nối thiết bị hạn chế, bạn có thể nghiên cứu Home Assistant. Đây là giải pháp mã nguồn mở, bạn có thể dùng nó làm server điều khiển nhà của mình. Lúc này tiềm năng tích hợp các thiết bị với nhau gần như không giới hạn, tính năng automation cũng mạnh đến mức nếu cần thì bạn có thể viết code riêng để nó làm theo ý bạn muốn. Home Assistant vẫn có thể tích hợp với Google Home, Apple HomeKit và Amazon Alexa.

Nhược điểm: Bạn phải config máy móc, cài đặt nhiều thứ hơn chứ không chỉ mua về xài liền như các giải pháp có sẵn.

Xem thêm về Home Assistant



Icon lấy từ Freepik, web www.flaticon.com theo giấy phép CC 3.0 BY